Chứng khó thở có phải dấu hiệu bị hen suyễn không? Xem ngay

Khó thở là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen,… Tình trạng này thường xảy ra khi phổi, phế quản bị kích thích, làm co thắt cơ hô hấp và cản trở hoạt động thở bình thường. Vậy với người mắc bệnh hen suyễn, các ống phế quản liên tục bị viêm ở cường độ nhẹ hơn thì có bị khó thở hay không? Liệu đây có phải dấu hiệu hen suyễn? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Khó thở có phải dấu hiệu hen suyễn hay không?

Hen suyễn là một tình trạng viêm mạn tính tại các ống phế quản, làm ảnh hưởng đến khả năng hít thở của bạn. Thông thường, quá trình viêm diễn ra ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng và không biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Nhưng khi chẳng may bạn tiếp xúc với bất kỳ một tác nhân nào từ môi trường bên ngoài, nó có thể khiến cho cơn hen cấp tính bùng phát đột ngột, thậm chí gây còn đe dọa đến tính mạng.

Do đó, để chủ động trong việc phòng tránh các cơn hen, bạn nên lưu ý những dấu hiệu hen suyễn:

Ho

Ho khan kéo dài là một dấu hiệu hen suyễn phổ biến. Trong nhiều trường hợp, cơn ho có thể kèm theo đờm hoặc chất nhầy. Ở người bị hen, nếu ho xuất hiện nhiều về đêm hoặc sau khi tập thể dục, vận động quá sức thì nó có thể làm xấu đi tình trạng bệnh.

Thở khò khè

Do viêm xảy ra ở phế quản liên tục trong thời gian dài, nên đường dẫn khí này bị thu hẹp lại. Điều này dẫn đến hiện tượng thở khò khè, nghe có tiếng rít trong hơi thời. Thế nhưng, dấu hiệu này cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác: Tắc nghẽn phổi, suy tim xung huyết, viêm phổi.

>>> Xem thêm: Bạn có đang mắc phải chứng khó thở khi ngủ không?

Khó thở

Khó thở có phải dấu hiệu hen suyễn hay không? Câu trả lời là có. Khó thở xảy ra khi niêm mạc phế quản bị viêm và tăng tiết chất nhầy. Lúc này, do đường thở đã bị thu hẹp lại, cộng thêm sự kích ứng từ bên ngoài nên dẫn đến làm co thắt cơ hô hấp. Người bệnh sẽ bị khó thở, thở dốc. Khi gắng sức để thở sẽ mệt mỏi hơn và có thể kèm theo cơn đau tức ngực.

Ngoài ra, trước khi cơn hen suyễn xuất hiện, một số biểu hiện có thể gặp bao gồm: Tức ngực, nặng ngực, mệt mỏi, bị dị ứng, cảm giác khó chịu (hồi hộp hoặc cáu gắt), khó nói chuyện, mạch đập nhanh,… Bởi vậy, khi có những dấu hiệu hen suyễn này, bạn cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp để kiểm soát cơn hen, và nên duy trì điều trị dự phòng để tránh tái phát.

Điều trị chứng khó thở cho người bệnh hen suyễn như thế nào?

Để điều trị cắt cơn hen và cải thiện chứng khó thở cho người bệnh, một số thuốc có thể được dùng là:

- Thuốc cắt cơn hen cấp dạng hít;

- Thuốc chống viêm, giảm ho, long đờm (làm giảm bớt cơn ho, giảm đờm nếu người bệnh thường xuyên ho có đờm);

- Thuốc kháng viêm, chống dị ứng (trường hợp cơn hen xuất hiện do dị ứng hoặc viêm đường hô hấp cấp).

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên áp dụng thêm các liệu pháp tự nhiên giúp kiểm soát cơn hen hàng ngày. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện việc kiểm soát dấu hiệu hen suyễn dễ dàng hơn:

- Tránh môi trường có khói thuốc lá, khói bụi và các chất gây ô nhiễm không khí;

- Tập các kỹ năng thở để giúp điều hòa nhịp thở tốt hơn;

- Kiểm soát cảm xúc bằng phương pháp thiền, yoga, luyện khí công,…;

- Tránh các loại thực phẩm bị dị ứng;

- Bổ sung các thảo dược có tác dụng giảm ho, kháng viêm giúp làm dịu đường hô hấp;

- Cung cấp đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể,…

>>>Xem thêm: Điều gì gây ra cơn ho khan về đêm? Cách điều trị ho tại nhà như thế nào?

Phòng ngừa cơn hen tái phát nhờ sản phẩm thảo dược 

Hiện nay, xu hướng mới trong việc phòng ngừa cơn hen suyễn tái phát là ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Trong đó, sản phẩm nổi bật được rất nhiều chuyên gia khuyên nên dùng là 

Trong sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính là Fibrolysin, kết hợp với chiết xuất từ các thảo dược quý và bổ sung thêm vi khoáng chất. Nhờ đó, sản phẩm có công dụng:

- Chống kích thích niêm mạc đường thở, chống xơ hóa và chống tái cấu trúc phổi, phế quản;

- Cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh hen suyễn như: Đờm, ho, khó thở; Giúp kháng viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa cơn hen tái phát;

- Tăng cường chức năng đường thở, tăng sức đề kháng và miễn dịch tế bào, giúp giảm nhạy cảm của niêm mạc đường thở với các tác nhân từ bên ngoài.

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.