Ho kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người mắc. Bên cạnh phác đồ điều trị bệnh, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tần suất và mức độ các cơn ho. Vậy người bị ho kéo dài nên ăn và kiêng ăn thực phẩm gì để cải thiện bệnh? Để tìm hiểu về vấn đề này, mời các bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. Xem ngay, đừng bỏ lỡ!
Ho là gì?
Ho là một phản xạ có lợi của cơ thể giúp làm sạch cổ họng và tống dị vật ra ngoài. Ho kéo dài dưới 3 tuần là ho cấp tính. Hầu hết tình trạng này sẽ ngừng hoặc cải thiện đáng kể trong vòng 2 tuần. Nếu ho kéo dài từ 3-8 tuần và cải thiện vào thời gian cuối thì được gọi là ho bán cấp. Trường hợp ho kéo dài dai dẳng hơn 8 tuần được xem là ho mạn tính.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ho, ví dụ như:
- Vi khuẩn.
- Virus.
- Bụi bẩn.
- Khói thuốc lá.
Tuy có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng gần đây, các nhà khoa học cho rằng, tái cấu trúc đường thở là căn nguyên gây bệnh. Bởi khi đường thở bị các tác nhân có hại kể trên như: Vi khuẩn, virus, khói thuốc lá,... xâm nhập sẽ làm cho tế bào hô hấp bị viêm, nhiễm trùng, lâu ngày niêm mạc phổi, phế quản tổn thương, xơ sẹo, tái cấu trúc. Điều này sẽ làm cho niêm mạc đường thở tăng nhạy cảm với những tác nhân có hại khiến người mắc ho kéo dài, dai dẳng. Mặt khác, tái cấu trúc đường thở còn khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến các cơn ho tái phát nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, rặm rặm trong cổ họng do viêm phế quản nhờ cách hay này
Người bị ho kéo dài nên ăn gì?
Ho kéo dài có thể làm cho người bệnh mệt mỏi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt. Bên cạnh việc điều trị, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để cải thiện hiệu quả tình trạng ho. Dưới đây là một số thực phẩm người bị ho kéo dài nên kiêng ăn:
Trái cây nhiều vitamin C
Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam, dâu, khoai tây, ớt chuông và rau lá hơi chua. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên uống sinh tố, nước ép trái cây mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
Tỏi
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Thảo dược này thường được sử dụng trong các trường hợp bị ho do viêm phổi, viêm phế quản,...
Mật ong có tính kháng khuẩn rất tốt, dùng điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Ngoài ra, vị ngọt tự nhiên của mật ong cũng kích thích miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn, điều này sẽ giúp làm loãng dịch nhầy.
Tuy nhiên, cần chú ý, tuyệt đối không được cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong bởi vì dược liệu này chứa vi khuẩn sống, có thể gây hại cho trẻ.
Người bị ho kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe người bệnh. Bên cạnh các thực phẩm nên sử dụng, người bị ho kéo dài cần kiêng những đồ ăn sau:
Thực phẩm chế biến sẵn
Những thực phẩm chế biến sẵn cần hạn chế ăn khi bị ho chẳng hạn như: Khoai tây chiên, nước uống có gas, nước ngọt, đồ ăn nhẹ đóng gói,… Bởi chúng không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn khiến tình trạng ho thêm trầm trọng.
Cá và động vật có vỏ
Cá, tôm, cua, sò, ngao,… có thể khiến cho một số trường hợp ho trở nên nặng và kéo dài hơn. Đặc biệt là với những người bị hen suyễn bẩm sinh.
Thức ăn chua, chát, cay nóng: Thức ăn chứa nhiều gia vị tiêu, ớt,… sẽ kích thích niêm mạc phế quản, phổi gây ho và đau rát cổ họng, vì vậy người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm này.