Ho có đờm là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, khi cơn ho có đờm kéo dài, nó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để chữa ho có đờm hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn? Hãy xem những gợi ý trong bài viết dưới đây nhé!
Ho có đờm – nguyên nhân do đâu?
Ho đờm là một phản ứng tốt của cơ thể nhằm tống các chất nhày của đường hô hấp cùng xác chế vi khuẩn gây bệnh, hồng cầu, bạch cầu mủ, bụi bẩn… ra khỏi cơ thể.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm là do bị nhiễm virus, cảm lạnh, cảm cúm, hoặc dị ứng với các tác nhân mà bạn hít phải. Bên cạnh đó, các yếu tố từ môi trường xung quanh như: Khói bụi, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, nấm mốc, hơi hóa chất độc hại...cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây ho đờm.
Ngoài ra nếu ho đờm kéo dài có thể là biểu hiện của một số bệnh sau:
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Viêm xoang, viêm mũi…
- Lao phổi.
Khi bị ho có đờm, tùy vào nguyên nhân và thể trạng của mỗi người bệnh, các triệu chứng mắc kèm có thể khác nhau:
- Cơn ho kèm theo cảm giác có dịch nhầy vướng ở cổ họng;
- Đờm, nhầy khi ho ra có màu trắng, hoặc xanh, vàng tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng bên trong cơ thể;
- Khàn tiếng, mất tiếng do cơn ho kéo dài;
- Đau rát họng, hơi thở khò khè, khó thở;
Chảy nước mũi, ngạt mũi.
Ho có đờm được điều trị như thế nào?
Tùy theo nguyên nhân gây ho, mà việc điều trị ho có đờm sẽ có nhiều cách khác nhau. Trong đó, sử dụng các thuốc tân dược thường phổ biến hơn cả. Các thuốc dùng trong điều trị ho có đờm là:
Thuốc giảm ho: Dextromethorphan, codein,…
Thuốc long đờm: Acetylcystein, Ambroxol,…
Thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau: Dùng trong trường hợp người bệnh có cơn sốt, hoặc đau do ho nhiều…
Ngoài việc dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cho vùng cổ của bạn cũng là cách giúp làm giảm bớt cơn ho. Đồng thời, kết hợp với một số biện pháp trị ho không dùng thuốc cũng là lựa chọn giúp bạn giảm bớt việc dùng thuốc tây.
>>> Xem thêm: 5 mẹo giúp người bệnh khó thở cải thiện hô hấp khi tập luyện
3 cách chữa ho có đờm bằng mật ong dễ áp dụng tại nhà
Trong các phương pháp chữa ho không dùng thuốc tại nhà, mật ong được biết đến là nguyên liệu phổ biến nhất cho rất nhiều công thức, bài thuốc dân gian trị ho. Sở dĩ vị thuốc này được ưa chuộng như vậy, là nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm dịu niêm mạc đường hô hấp, làm giảm bớt cơn ho và chống nhiễm trùng hô hấp hiệu quả. Không chỉ vậy, mật ong còn có chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp bổ sung nguồn dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường miễn dịch. Hơn nữa, vị ngọt của mật ong cũng giúp cho các bài thuốc trị ho trở nên dễ uống hơn, ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể dùng.
Sau đây là 3 bài thuốc trị ho bằng mật ong thường được áp dụng tại nhà:
Mật ong ngâm chanh đào
Chanh là loại quả có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể và có tính kháng khuẩn cao. Dùng chanh ngâm mật ong để chữa ho có đờm rất tốt.
Cách làm: Chanh đào rửa sạch, ngâm nước muối 10’. Sau đó vớt ra, để ráo và cắt thành nhiều lát mỏng. Cho chanh vào bình thủy tinh, xen kẽ 1 lớp chanh là 1 lớp đường phèn. Cuối cùng đổ mật ong vào ngập qua đường và chanh, đậy kín lại. Ngâm từ 2 – 3 tháng là có thể dùng.
Mỗi lần pha 1 thìa cà phê mật ong chanh vào cốc nước ấm, dùng uống hàng ngày.
Mật ong – gừng
Gừng có vị cay, tính ấm và có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt trong nhiều trường hợp. Khi dùng để trị ho, gừng vừa giúp làm long đờm, vừa có tác dụng tiêu viêm hiệu quả.
Cách làm: Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh. Đổ mật ong ngập gừng, đậy kín lại và để khoảng 2 – 3 tuần trước khi dùng.
Dùng trị ho cho trẻ em, lấy 1 – 2 thìa cà phê hỗn hợp mật ong – gừng pha vào nước ấm uống buổi sáng. Người lớn có thể ngậm lát gừng từ 2 – 3 lần/ngày.
>>> Xem thêm: Người bị viêm phổi nên ăn gì để có nhiều lợi cho sức khỏe
Mật ong hấp lá hẹ
Lá hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm. Trong loại thảo dược này còn có chứa nhiều hoạt chất, có tác dụng chống viêm mạnh hơn so với nhiều loại thuốc kháng sinh.
Để chữa ho bằng mật ong và lá hẹ cực đơn giản. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ. Đem trộn cùng mật ong rồi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Dùng khi còn ấm, ăn hỗn hợp này sẽ giúp làm giảm ho, giảm đờm đáng kể.
Giúp phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả ho có đờm
Ngoài những cách kể trên, bạn có thể kết hợp thêm một số mẹo chữa ho theo dân gian, đồng thời sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ điều trị ho, ngăn ngừa cơn ho tái phát. Những sản phẩm có chứa thành phần thảo dược gồm: Fibrolysin, Nhũ hương, Tạo giác, Bán biên liên,… sẽ giúp mang lại hiệu quả và giúp bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp cho bạn.
Hiện nay, sản phẩm có chứa những thành phần kể trên đang là xu hướng được nhiều người ưu tiên lựa chọn,
Sản phẩm thảo dược giúp mang đến công dụng:
Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi và phế quản. Từ đó giúp làm giảm sự nhạy cảm của đường thở, hỗ trợ phục hồi chức năng hệ hô hấp.
Chiết xuất thảo dược Nhũ hương, bán biên liên: Hỗ trợ thanh phế, giảm ho, giảm đờm cho người bệnh.
Chiết xuất Xạ đen, xạ can, tạo giác: Có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp chống viêm, kháng khuẩn và chống lại các vi sinh vật gây viêm nhiễm đường thở.
Yếu tố vi lượng Selen và Iod: Giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường miễn dịch tế bào, ngăn ngừa các triệu chứng ho, đờm tái phát.
Nhờ công thức toàn diện này, bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để giúp cải thiện các triệu chứng ho, đờm cũng như bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp của mình, bạn nhé!