Trị ho có đờm vừa đơn giản vừa hiệu quả chỉ với gừng tươi, bạn đã thử chưa?

Trị ho có đờm, ho khan dài ngày bằng các bài thuốc dân gian là lựa chọn của rất nhiều người. Bởi các vị thuốc dân gian này thường rất dễ kiếm và có thể mang lại hiệu quả giảm ho, giảm đờm nếu bạn thực hiện đúng cách. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu xem cách trị ho bằng gừng tươi như thế nào nhé!

Củ gừng – vị thuốc dân gian mang lại nhiều lợi ích cho hệ hô hấp

Gừng tươi vốn là một loại gia vị quen thuộc trong tủ bếp của mỗi gia đình và thường được dùng trong chế biến nhiều món ăn. Nhưng bên cạnh đó, đây còn là một vị thuốc quý được y học cổ truyền sử dụng từ xa xưa, với tên gọi khác là sinh khương. Bộ phận dùng làm thuốc của gừng là phần thân rễ, có vị cay, tính ấm và quy vào ba kinh phế, tỳ, vị. Nhờ đó mà gừng có công dụng chống lạnh, tiêu đờm, chống nôn và tiêu hóa. Đặc biệt, với những người thường xuyên có các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp như ho, đờm nhiều thì gừng còn là một vị thuốc cực hiệu quả giúp cải thiện nhanh tình trạng này.

Sở dĩ gừng mang lại lợi ích cho hệ hô hấp như vậy, là nhờ những thành phần có chứa bên trong nó. Trong mỗi lát gừng tươi đều có một lượng lớn tinh dầu có tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh nên giúp bảo vệ hệ hô hấp của bạn khỏi sự viêm, nhiễm trùng. Không chỉ vậy, tinh dầu có trong gừng còn giúp làm ấm đường hô hấp, làm dịu niêm mạc đường thở và giảm bớt kích ứng cơn ho. Từ đó giúp người bệnh giảm viêm, giảm ho và giảm tiết đờm, chất nhầy bên trong đường thở.

Nhờ có những công dụng mang lại lợi ích cho đường hô hấp, nên gừng là một trong những vị thuốc dân gian phổ biến trong nhiều bài thuốc trị ho. Nhất là với những người thường bị ho có dài, ho có đờm. Vậy làm sao để sử dụng gừng đúng cách giúp bạn trị ho hiệu quả? Hãy xem những gợi ý sau.

>>> Xem thêm: Ho có đờm màu trắng là dấu hiệu cảnh báo điều gì bất thường ở đường hô hấp?

Cách trị ho có đờm bằng gừng tươi cực đơn giản tại nhà

Trị ho với gừng tươi ngâm mật ong

Rửa sạch gừng, không cạo vỏ, thái ngang củ thành những lát nhỏ. Sau đó cho vào lọ thủy tinh, đổ mật ong vào ngâm đến khi lát gừng se lại là có thể sử dụng. Lấy 1 thìa nhỏ gừng ngâm mật ong pha vào nước ấm, uống khi mới ngủ dậy. Hoặc ngậm lát gừng trong miệng sẽ giúp giảm viêm, giảm ho rất tốt.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa ho đờm bằng mật ong - Hiệu quả không ngờ.

Trị ho bằng gừng tươi chưng đường phèn

Rửa sạch gừng và thái thành nhiều lát mỏng, cho đường phèn vào, đem hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi để nguội trước khi dùng. Ngậm 2 – 3 lần gừng chưng đường phèn trong ngày, làm liên tục vài ngày sẽ thấy cơn ho giảm dần. Cách này cũng giúp trị ho có đờm tương đối hiệu quả.

Trị ho nhờ gừng chưng muối

Người bị ho có đờm thường dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, vì thế tăng cường kháng viêm, sát khuẩn bên trong đường thở là điều rất cần thiết. Để giúp trị ho có đờm trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng cách dưới đây:

Gừng tươi rửa sạch, không gọt vỏ, đem giã nát. Sau đó cho thêm một nhúm muối và nước lọc vào, đun nhỏ lửa đến khi lượng nước còn lại bằng ½ lượng nước ban đầu. Lọc lấy nước, bỏ bã và uống khi còn ấm. Gừng và muối sẽ là bộ đôi giúp kháng viêm, kháng khuẩn và làm sạch đường thở cho bạn.

Ngoài 3 cách kể trên, bạn cũng có thể sử dụng gừng tươi đem nướng kỹ, cạo sạch vỏ và thái lát, nhai trực tiếp nuốt lấy nước. Hoặc kết hợp gừng với chanh, mật ong,… để pha trà gừng uống hàng ngày cũng giúp giảm các cơn ho tốt hơn.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều vị thuốc thảo dược khác mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm ho, giảm đờm mà bạn có thể sử dụng để thay thế cho việc dùng thuốc điều trị. Những cách này vẫn mang lại hiệu quả, giúp cải thiện cơn ho, hơn nữa lại đảm bảo an toàn và giúp hạn chế lượng thuốc đưa vào cơ thể, nhất là với thuốc kháng sinh.

>>> Xem thêm: Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Trị ho kéo dài nhờ sản phẩm thảo dược 

Hiện nay, xu hướng mới được nhiều người ưu tiên lựa chọn trong việc cải thiện và phòng ngừa cơn ho kéo dài, ho có đờm là sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Trong đó, nổi bật hơn cả là sản phẩm thảo dược

Đây là sản phẩm đã được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, chiết xuất từ những vị dược liệu quý và bào chế dưới dạng viên nén tiện dùng. Mỗi sản phẩm thảo dược đều có chứa các thành phần:

Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa và chống tái cấu trúc đường thở, giảm sự nhạy cảm của niêm mạc đường thở với các tác nhân gây bệnh, từ đó giúp giảm sưng viêm và giảm đờm nhầy ở phổi, phế quản.

Chiết xuất Nhũ hương, bán biên liên: Hỗ trợ thanh phế, giảm ho, giảm đờm và cải thiện các triệu chứng ho do viêm đường hô hấp kéo dài.

Chiết xuất Xạ đen, xạ can, tạo giác: Có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp chống viêm kháng khuẩn, chống lại các vi sinh vật gây nhiễm trùng đường hô hấp. Nhờ đó giúp giảm đờm, giảm viêm hiệu quả hơn.

Yếu tố vi lượng Selen và Iod: Giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, bảo vệ miễn dịch tế bào, ngăn ngừa các triệu chứng ho, đờm tái phát.

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.