Ho khan ở trẻ là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy ho khan ở trẻ là tình trạng như thế nào? Đây có thể là dấu hiệu của những căn bệnh hô hấp nào? Làm sao để cải thiện tình trạng ho khan của trẻ an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả cao? Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc trên thì hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Tìm hiểu về tình trạng ho khan ở trẻ nhỏ
Ho khan là tình trạng ho không kèm theo đờm nhầy. Đây là một phản xạ sinh lý của cơ thể, giúp đẩy các vi khuẩn, virus, bụi bẩn ra khỏi đường hô hấp, cải thiện khả năng thông khí. Tuy nhiên, ho khan kéo dài khiến cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc thường xuyên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần.
Xem thêm: Bạn biết gì về bệnh viêm phổi do bị nhiễm hóa chất?
Nguyên nhân gây ho khan ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan ở trẻ nhỏ, nhưng thường gặp nhất là do:
Nhiễm vi khuẩn, virus
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng ho khan ở trẻ nhỏ. Các tác nhân có hại này sẽ tấn công vào hệ hô hấp gây viêm, nhiễm trùng đường thở. Từ đó khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi. Ban đầu trẻ thường có biểu hiện ho khan, sau chuyển sang ho có đờm nếu tình trạng trở nên nặng.
Do khói bụi
Không khí bị ô nhiễm là một trong những vấn đề đang được đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua. Hàng ngày chúng ta phải hít đến 10.000 lít không khí để duy trì sự sống, nếu lượng bụi bẩn quá mức cho phép sẽ gây lắng đọng bên trong các túi phế nang, lâu ngày hình thành phản ứng viêm, làm xuất hiện rất nhiều căn bệnh hô hấp khác nhau: Viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ho khan kéo dài ở trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa tới 4.000 chất hóa học khác nhau trong đó có rất nhiều chất độc gây hại cho phổi. Khi vào trong cơ thể các khí độc này sẽ gây tê liệt tế bào lông chuyển, làm mất đi chức năng loại bỏ bụi bẩn ra ngoài, lâu ngày tích lũy bên trong cơ thể, gây ra viêm và hậu quả tất yếu là hình thành nên các cơn ho, khó thở kéo dài. Do đó, nếu trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thông khí và làm xuất hiện tình trạng ho khan, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
Xem thêm: Bật mí 4 cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá mà bạn nên biết. Xem ngay!
Ho khan kéo dài ở trẻ là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh hô hấp nào?
Khi bị viêm đường hô hấp, ngoài biểu hiện ho khan kéo dài, trẻ còn có một số triệu chứng khác mắc kèm như: Sốt, khó thở, mệt mỏi, biếng ăn. Đây chính là những dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh hô hấp khác nhau như:
Viêm xoang
Khi bị viêm xoang, dịch tiết từ các xoang mũi sẽ chảy xuống đường hô hấp dưới, kích thích niêm mạc phế quản, phổi gây ho. Nếu trẻ mắc bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ gây nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản,...
Hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng đường thở bị sưng, viêm và thu hẹp gây khó thở. Ho là một trong những dấu hiệu của cơn hen suyễn, thường xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm. Nhiều người thường nghĩ bệnh lý này chỉ gặp ở người lớn, thế nhưng thực tế hiện nay, rất nhiều trẻ nhỏ cũng mắc hen suyễn.
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc đường thở, gây ảnh hưởng đến chức năng dẫn khí của hệ hô hấp. Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, khó thở, ho khan, ho có đờm, các cơn ho thường dai dẳng kéo dài. Tình trạng này khiến trẻ chán ăn, mệt mỏi.
Viêm phổi
Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng tại các nhu mô phổi, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ. Khi bị viêm phổi, trẻ thường có biểu hiện: Ho, khó thở, mệt mỏi,… Nếu bệnh diễn biến nặng có thể gây ra tình trạng suy hô hấp.
>>>Xem thêm: Ho kéo dài về đêm báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
Cải thiện hiệu quả tình trạng ho khan ở trẻ bằng thảo dược
Để cải thiện các cơn ho khan ở trẻ, quý phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:
Trị ho khan bằng quất
Quất có vị chua, tính mát, công dụng kích thích tiêu hóa hiệu quả. Tinh dầu quất có tác dụng chống viêm, long đờm, kháng khuẩn và kháng virus rất tốt.
Có thể sử dụng quất khi trẻ bị ho khan bằng cách: Ngâm quả quất với chút muối để ngậm hoặc dùng quất hấp cách thủy với đường phèn, sau đó cho trẻ bị ho khan uống, giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
Trị ho bằng mật ong và chanh
Trà mật ong chanh cũng rất tốt cho hệ hô hấp, nó giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và không bị đau họng. Mật ong có tính kháng khuẩn tốt, chanh giàu vitamin C, kết hợp với nhau chúng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Lưu ý: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong, vì trong mật ong chứa vi khuẩn sống có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Trị ho bằng lá húng chanh
Húng chanh có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng phát tán phong hàn, giảm ho, sát khuẩn, giải cảm, chữa ho khan, sốt không ra mồ hôi.
Có thể giã nát lá húng chanh với một chút muối, sau đó dùng hỗn hợp này để nhai hoặc ngậm, sẽ giúp giảm các cơn ho khan ở trẻ hiệu quả.
Trị ho bằng cách ngâm chân với gừng và muối
Ngâm chân bằng gừng và muối: Giã 1 củ gừng và cho vào nước muối ấm khoảng 40 độ. Dùng nước này ngâm chân cho trẻ, vừa ngâm, vừa massage. Sau khi ngâm xong thì lau khô lòng bàn chân rồi đi tất cho trẻ để giữ ấm. Thực hiện cách này đều đặn hàng ngày sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Điều này được giải thích là do khi ngâm chân, huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân được tác động, từ đó giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, cải thiện tình trạng ho khan hiệu quả.