Suy hô hấp là bệnh lý nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng con người. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, cơ thể sẽ bị thiếu oxy trầm trọng và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác, đặc biệt là khiến tổn thương não. Vậy nên, bạn đọc cần nắm rõ được các thông tin về hội chứng suy hô hấp để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Suy hô hấp là gì?
Suy hô hấp là tình trạng hệ thống hô hấp không có khả năng cung cấp đầy đủ oxy (O2) hoặc loại bỏ carbon dioxide (CO2), dẫn đến lượng O2 trong máu thấp hoặc nồng độ CO2 trong máu quá cao. Trong hầu hết trường hợp, hội chứng suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được cứu chữa kịp thời. Tỷ lệ tử vong cao khoảng 40% đối với các trường hợp suy hô hấp nặng.
Suy hô hấp là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mắc
Các loại suy hô hấp thường gặp
Suy hô hấp có rất nhiều cách phân loại theo mức độ, nguyên nhân gây bệnh,... Nhưng cách phân loại phổ biến nhất là theo diễn biến bệnh, bao gồm:
- Suy hô hấp cấp tính: Đây là tình trạng suy hô hấp khẩn cấp, diễn biến nhanh chóng và không có nhiều dấu hiệu báo trước. Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu ngay.
- Suy hô hấp mạn tính: Tình trạng suy hô hấp phát triển chậm và lâu dài, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên.
>>> XEM THÊM: Những điều cần biết về ho có đờm kéo dài và cách phòng tránh
Nguyên nhân gây ra bệnh suy hô hấp
Bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng đến hô hấp đều có thể gây suy hô hấp. Nguyên nhân suy hô hấp có thể là do:
- Tắc nghẽn đường hô hấp trên hoặc dưới: Khi đường thở bị xẹp, thức ăn mắc vào và làm tắc khí quản khiến phổi khó nhận đủ oxy.
- Đột quỵ: Một cơn đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc xuất huyết não. Lúc đó, người bệnh có thể mất khả năng thở bình thường.
- Tích tụ chất lỏng trong phổi: Điều này làm cho O2 khó đi từ các túi khí vào máu và CO2 trong máu đi qua những túi khí để thở ra ngoài.
- Hít hóa chất độc, khói bụi: Việc này cũng có thể gây suy hô hấp cấp. Những hóa chất này có thể làm tổn thương các mô phổi, bao gồm cả túi khí và mao mạch.
- Có vấn đề với cơ thở: Suy hô hấp có thể xảy ra sau chấn thương tủy sống hoặc khi mắc chứng loạn dưỡng cơ.
Người bị suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy hô hấp nhưng nguyên nhân cốt lõi là do tình trạng tái cấu trúc và xơ hóa đường thở. Đây là tình trạng thay đổi cấu trúc niêm mạc phế quản, phổi với 3 đặc điểm là: Đường thở dày lên; Niêm mạc đường thở xơ hóa; Mất chức năng thông khí và loại bỏ tác nhân gây hại ra khỏi đường hô hấp.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị suy hô hấp
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp, bao gồm:
- Độ tuổi: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non, người già có nguy cơ cao bị suy hô hấp do phổi kém phát triển và suy giảm chức năng (người già), tăng áp phổi.
- Tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại thường xuyên: Hít phải chất kích thích có thể dẫn đến tổn thương phổi về lâu dài và có nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng.
- Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích: Hút thuốc, uống rượu, bia,... có thể gây ra các bệnh liên quan đến phổi làm tăng nguy cơ suy hô hấp.
- Tiền sử bị bệnh hoặc chấn thương nặng: Bạn có thể tiềm ẩn nguy cơ cao bị suy hô hấp nếu mắc một số bệnh hoặc chấn thương như xơ cứng teo cơ một bên; Chấn thương ngực hoặc lưng,...
- Thuốc an thần: Một số loại thuốc an thần được sử dụng trong phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bạn, tiềm ẩn nguy cơ bị suy hô hấp.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng suy hô hấp
Triệu chứng của suy hô hấp
Các dấu hiệu của suy hô hấp thường phát triển chậm theo thời gian hoặc xảy ra đột ngột, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, nồng độ O2 và CO2 trong máu. Những triệu chứng ban đầu của bệnh có biểu hiện nhẹ như khó thở, thở nhanh và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Khi nồng độ O2 trong máu thấp có thể gây ra:
- Cảm thấy mệt mỏi, khó với các hoạt động thường ngày.
- Khó thở hoặc không thở được.
- Buồn ngủ.
- Đầu ngón tay, ngón chân và môi xanh xao, nhợt nhạt.
Mức độ CO2 trong máu cao có thể gây ra các triệu chứng:
- Nhìn mờ, thị lực suy giảm.
- Đau đầu, lú lẫn.
- Thở nhanh, nhịp tim nhanh.
Người bệnh có thể thấy cả triệu chứng thiếu O2 và CO2 cao cùng một lúc. Đặc biệt, một số người bị suy hô hấp cảm thấy cực kỳ buồn ngủ hoặc mất ý thức nếu não của họ không nhận đủ O2 hoặc mức CO2 rất cao.
Suy hô hấp có nguy hiểm không?
Suy hô hấp là bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Suy hô hấp gây tổn thương phổi và các cơ quan khác của cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các biến chứng có thể gặp của suy hô hấp bao gồm:
- Loạn nhịp tim.
- Chấn thương, tổn thương não.
- Suy thận.
- Tổn thương phổi vĩnh viễn.
Suy hô hấp là bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng
>>> XEM THÊM: Thông tin hữu ích về khí phế thũng và những điều bạn cần biết
Các cách điều trị suy hô hấp hiệu quả
Suy hô hấp cấp tính có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị cấp cứu tại bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp. Suy hô hấp mạn tính thường có thể được điều trị tại nhà. Nếu tình trạng suy hô hấp mạn tính nghiêm trọng, người bệnh có thể cần điều trị tại trung tâm y tế dài hạn.
Các phương pháp điều trị suy hô hấp bao gồm:
Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc để cải thiện triệu chứng của bệnh hoặc điều trị nguyên nhân gây suy hô hấp. Các loại thuốc có thể được dùng bao gồm:
- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng phổi do vi khuẩn.
- Thuốc giãn phế quản để mở đường thở hoặc điều trị cơn hen suyễn.
- Corticosteroid để thu hẹp đường thở bị sưng và điều trị triệu chứng viêm.
Liệu pháp oxy
Khi bị suy hô hấp, người bệnh có thể được điều trị bằng liệu pháp oxy. Tùy thuộc vào mức độ suy hô hấp, có nhiều cách khác nhau để đưa oxy vào phổi:
- Ống thông mũi lưu lượng cao: Người bệnh có thể cần một hệ thống đặc biệt để có được dòng oxy cao hơn.
- Mặt nạ thở oxy có túi dự trữ: Người bệnh có thể đeo mặt nạ gắn túi để không khí vào phổi nhiều hơn.
- Máy thở: Sử dụng khi nồng độ oxy trong máu của người bệnh không tăng, giúp thổi không khí vào đường thở và đến phổi.
- Mở khí quản: Nếu đường thở của người bệnh bị tắc nghẽn thì cần mở khí quản để cung cấp oxy.
- Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO): Phương pháp điều trị này giúp bơm máu qua phổi nhân tạo để bổ sung O2 và loại bỏ CO2 trước khi đưa máu trở lại cơ thể.
Liệu pháp oxy thường được dùng cho người bệnh suy hô hấp nặng
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện, nhiều người mắc bệnh suy hô hấp cũng lựa chọn sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để hỗ trợ, đồng thời giảm khả năng mắc bệnh. Đặc biệt, các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên có thành phần chính là Fibrolysin - hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM), đang rất được ưa chuộng sử dụng để nâng cao sức khỏe phổi, vừa hiệu quả mà lại an toàn.
Tại Hoa Kỳ, các chuyên gia nghiên cứu đã chứng minh Fibrolysin đem lại tác dụng chống xơ hóa và chống tái cấu trúc đường thở. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng viêm mạn tính ở phổi, làm đường thở thông khí, đồng thời nâng cao sức đề kháng và sức khỏe phổi. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thảo dược quý như xạ đen, nhũ hương, tạo giác, bán biên liên,... cũng được sử dụng để hỗ trợ cải thiện hội chứng suy hô hấp.
Fibrolysin được ưa chuộng để nâng cao sức khỏe phổi cho người bị suy hô hấp
Các phương pháp điều trị khác
Nếu phải ở lại bệnh viện một thời gian, người bệnh có thể cần các phương pháp điều trị hỗ trợ để tránh hoặc kiểm soát biến chứng khác.
- Truyền chất lỏng qua đường tĩnh mạch để cải thiện lưu lượng máu khắp cơ thể.
- Người bệnh có thể cần ăn qua ống để đảm bảo cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết khi đang thở máy.
- Thực hiện bài tập vật lý trị liệu để giúp duy trì cơ bắp và ngăn ngừa hình thành vết loét trên da.
- Đối với trường hợp suy hô hấp nặng, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên nằm úp để giúp oxy đến phổi nhiều hơn.
- Phục hồi chức năng phổi bằng cách tập các kỹ thuật thở có thể cải thiện mức oxy của người bệnh.
Biện pháp phòng tránh tình trạng suy hô hấp
Tuy không thể phòng ngừa tất cả nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp nhưng nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này, hãy thực hiện một số phương pháp sau để phòng ngừa:
- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu và không lạm dụng opioid hoặc dùng ma túy bất hợp pháp để giữ cho phổi khỏe mạnh.
- Thay đổi lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường chức năng phổi và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, kiểm soát cân nặng và cảm xúc.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nếu mắc COPD hoặc các bệnh khác làm tăng nguy cơ bị suy hô hấp.
Xây dựng lối sống khỏe mạnh là cách phòng tránh suy hô hấp hiệu quả
Suy hô hấp là bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Mỗi cá nhân nên nắm rõ các thông tin cần biết về suy hô hấp để có thể phát hiện và kịp thời điều trị. Bên cạnh đó, người dùng có thể hỗ trợ, cải thiện triệu chứng suy hô hấp bằng các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên có thành phần chính là Fibrolysin. Nếu bạn còn câu hỏi gì muốn giải đáp hoặc cần được tư vấn thêm thì hãy để lại thông tin liên lạc để chúng tôi có thể liên hệ lại một cách nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/respiratory-failure