Giải đáp thắc mắc: Ăn gì để chữa ho hiệu quả?

Ăn gì chữa ho hiệu quả luôn là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải các căn bệnh hô hấp. Bởi ho kéo dài thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Để biết thêm thông tin về những thực phẩm giúp làm giảm mức độ và tần suất cơn ho, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại sao nhiều người lại gặp phải tình trạng ho kéo dài, dai dẳng?

Ho là một phản xạ tốt của cơ thể giúp đẩy tất cả các bụi bẩn, dịch tiết, vi sinh vật ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, ho kéo dài thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mắc.

Hiện nay có rất nhiều người bị ho kéo dài, dai dẳng mà không hiểu nguyên nhân do đâu. Giải thích về vấn đề này, các nhà khoa học cho biết:

Bình thường, không khí đi vào qua phế quản đến phổi, phế nang và thực hiện quá trình trao đổi khí. Ở động tác hít vào, cơ hoành, lồng ngực, phế nang mở ra tạo áp suất âm để đưa không khí đi vào. Ngược lại ở động tác thở ra thì cơ hoành, lồng ngực và phế nang đóng lại, phổi xẹp, tạo áp suất dương để đẩy không khí ra ngoài.

Khi niêm mạc đường thở bị viêm lâu dần sẽ trở nên xơ hóa, tái cấu trúc, làm giảm khả năng giãn nở của phế quản, phổi, khiến cho người bệnh hít vào không đủ và thở ra không hết, khí bị đọng lại bên trong phế nang, kích thích niêm mạc đường thở, gây ho. Ngoài ra, tái cấu trúc còn làm tăng khả năng nhạy cảm của phế quản, phổi với các tác nhân có hại: Vi khuẩn, virus, khói bụi,… gây viêm, kích thích tế bào tiết chất nhầy tăng hoạt động khiến tình trạng ho càng trở nên trầm trọng.

Những nguyên nhân gây ho kéo dài thường gặp là gì? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng lắng nghe những phân tích của TS Hoàng Văn Huấn trong nội dung video dưới đây:

>>> Xem thêm: Ho có đờm vàng là biểu hiện thường gặp của các căn bệnh hô hấp nào?

Ăn gì để chữa ho hiệu quả?

Chắc hẳn khi bị ho kéo dài, người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi vì chúng đeo bám bạn suốt ngày, thậm chí cả khi đi ngủ tình trạng này vẫn không dứt. Chính vì vậy, “ăn gì chữa ho hiệu quả” “làm sao để cải thiện các cơn ho” luôn là những nỗi bận tâm của rất nhiều người mắc. Dưới đây là một số thực phẩm nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện hiệu quả tình trạng ho:

Bắp cải

Bắp cải là một loại rau rất quen thuộc đối với chúng ta. Theo y học cổ truyền, bắp cải vị ngọt, tình hàn có tác dung giảm ho, trừ đờm, thanh nhiệt, làm mát phổi. Bạn có thể chế biến bắp cải thành các món luộc, xào, salad,… để ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép bắp cải lấy nước để uống, vừa giúp giảm ho vừa có tác dụng làm đẹp da, tốt cho tim mạch.

Tỏi

Tỏi là một gia vị quen thuộc trong bữa ăn của mỗi người Việt. Đây là một vị dược liệu có tác dụng làm ấm niêm mạc đường thở, giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

Để làm tăng tác dụng chữa ho của tỏi, bạn có thể chưng thảo dược này với mật ong. Sau đó, uống hỗn hợp này ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê. Bài thuốc này giúp điều trị hiệu quả chứng ho có đờm kèm đau họng do viêm phổi, viêm phế quản gây ra.

Mướp hương

Mướp hương là vị thảo dược vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm dùng để chữa ho đờm kéo dài. Theo nhiều nghiên cứu trong 100g mướp có chứa 95g nước, 0,9g protein, 0,1g lipid, 3g gluxit, 0,5g celuloza, 0,2g sắt, 0,3g beta carotene, vitamin B, vitamin C, chất xơ, đồng và magie. Ngoài tác dụng trị ho, mướp hương còn có tác dụng chữa mụn nhọt, sốt cao, viêm xoang và làm đẹp da rất tốt.

Mướp hương có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng chữa ho như: Canh mướp, mướp xào,...

Rau má

Rau má có tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh, không chỉ giúp tiêu tan mụn nhọt, đinh độc, thảo dược này còn làm giảm các cơn ho trong những bệnh lý viêm đường hô hấp.

Cách chế biến vị rau này rất đơn giản: Bạn chỉ cần luộc rau má ăn hàng ngày hoặc ép sinh tố rau má cùng một chút muối rồi uống để làm giảm triệu chứng ho.

>>>Xem thêm: Ho khan và ho có đờm thường gặp ở bệnh đường hô hấp là gì? Cách điều trị ho như thế nào?

Các biện pháp phòng và cải thiện ho kéo dài, dai dẳng

Ho nhiều là dấu hiệu cho biết bạn đã mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: Viêm phổi, viêm phế quản,... Ngoài những thực phẩm trên, để phòng và cải thiện hiệu quả các cơn ho, bạn nên lưu ý những điều sau:

- Giữ ấm cơ thể nếu thời tiết trở lạnh.

- Uống đủ nước mỗi ngày để giúp làm loãng đờm, dịu niêm mạc đường hô hấp.

- Ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt.

- Ăn đầy đủ những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể để nâng cao sức khỏe cho người mắc.

- Tránh dùng các thực phẩm, thức uống lạnh.

- Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ,… vì chúng sẽ khiến đờm đặc hơn, gây khó khăn trong quá trình khạc nhổ.

- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường hoặc đến nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi.

- Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc hàng ngày. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp gây ho.

- Nói không với thuốc lá, bia, rượu vì những thức uống này không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn khiến các cơn ho thêm trầm trọng.

>>> Xem thêm: 5 ảnh hưởng do ho kéo dài về đêm khiến người bệnh khổ sở - click xem ngay!

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.