Tất tần tật về bệnh viêm đường hô hấp trên mà bạn cần biết

Viêm đường hô hấp trên là bệnh phổ biến, xảy ra tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: Mũi, họng, thanh quản. Đây là bệnh thường xảy ra theo mùa và có thể tái phát hàng năm. Vậy nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao?

Viêm đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên gây ảnh hưởng đến hô hấp, đặc biệt là mũi và cổ họng. Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là:

  • Cảm lạnh, cảm cúm.
  • Viêm nắp thanh quản.
  • Viêm thanh quản.
  • Viêm họng, viêm xoang.

Viêm đường hô hấp trên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ và ở người lớn có hệ miễn dịch suy giảm. 

cam-cum-la-mot-trong-nhung-benh-viem-duong-ho-hap-tren

Cảm cúm là một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên

>>> XEM THÊM: Chỉ bạn 5 cách điều trị khó thở tại nhà

Vì sao xảy ra viêm đường hô hấp trên?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm đường hô hấp trên là do virus xâm nhập vào hệ thống hô hấp trên qua đường mũi và miệng. Một số virus gây bệnh có thể là:​​

  • Rhinovirus.
  • Adenovirus.
  • Coxsackievirus.
  • Virus parainfluenza.
  • Virus hợp bào hô hấp.

Bên cạnh đó, vi khuẩn là nguyên nhân thứ hai gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên nhưng với tỷ lệ ít hơn virus. Một số loại vi khuẩn gây bệnh có thể là:

  • Vi khuẩn liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.
  • Vi khuẩn liên cầu khuẩn tan huyết nhóm C.
  • Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae (vi khuẩn bạch hầu).
  • Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.
  • Chlamydia pneumoniae.

Làm thế nào để nhận biết viêm đường hô hấp trên

Tùy vào mức độ và loại bệnh viêm đường hô hấp trên mà các triệu chứng xuất hiện khác nhau. Trong đó, một số triệu chứng viêm đường hô hấp trên thường gặp là:

  • Ho, ho khan, ho có đờm.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi và khó chịu ở đường mũi.
  • Đau họng hoặc ngứa họng.
  • Hắt xì hơi thường xuyên, khàn tiếng.
  • Sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn không ngon miệng.
  • Đau đầu, nhức mỏi cơ thể.
  • Hạ huyết áp hoặc mất khứu giác.
  • Mắt khó chịu, ngứa mắt.
  • Hơi thở hôi.

viem-duong-ho-hap-tren-gay-ra-trieu-chung-ho-ho-khan-ho-co-dom

Viêm đường hô hấp trên gây ra triệu chứng ho, ho khan, ho có đờm

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ trở nặng và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.

>>> XEM THÊM: 5 dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản, nhất định mẹ cần phải biết!

Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên rất phổ biến và có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:

  • Trẻ em: Đối tượng dễ lây nhiễm nhất là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch đang phát triển và chưa hoàn thiện nên có khả năng lây nhiễm cao, đặc biệt là trong môi trường tập trung nhiều trẻ nhỏ như trường học hay các khu vui chơi.
  • Hệ miễn dịch kém: Đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch do những bệnh lý khác như ung thư phổi, ung thư gan,... và đang trong quá trình trị xạ có thể dễ bị lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên.
  • Vấn đề về tim phổi: Những người có bệnh liên quan đến tim hoặc phổi tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên.
  • Tiếp xúc gần với người bị ốm: Đặc biệt với những người bị ốm có dấu hiệu hắt hơi hoặc ho mà không che mũi và miệng, virus theo các giọt bắn ra ngoài không khí, lây nhiễm cho người tiếp xúc gần.
  • Tụ tập nơi đông người trong khu vực kín: Tụ tập đông người trong một số khu vực kín như bệnh viện, trường học có nguy cơ cao lây nhiễm virus gây bệnh do tiếp xúc gần.

Ngoài ra, virus, vi khuẩn gây bệnh có thể sống trên các đồ vật nên bạn có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên nếu chạm vào mũi hoặc mắt sau khi tiếp xúc với đồ vật chứa vi khuẩn, virus.

tre-em-la-doi-tuong-de-mac-benh-viem-duong-ho-hap-tren

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên 

Các loại bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp

Đường hô hấp trên chứa các bộ phận bao gồm cổ họng, vòm họng, thanh quản, xoang và khí quản. Khi các bộ phần này bị nhiễm trùng gây ra các bệnh viêm đường hô hấp trên khác nhau. 

Đối với trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên nhất do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện và có nhiều khả năng tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh. Một số loại bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ là:

  • Cảm lạnh, cảm cúm thông thường: Thường xuất hiện triệu chứng sổ mũi, ho, chảy nước mũi.
  • Viêm họng: Khiến đau họng, ho và có thể gây khàn tiếng.
  • Viêm thanh quản: Thường gây đau họng, khàn tiếng khiến bạn phải nói chuyện với âm lượng nhỏ, thậm chí viêm thanh quản còn có khả năng làm mất giọng hoàn toàn.
  • Viêm mũi: Có các triệu chứng giống như viêm mũi dị ứng, bao gồm sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy dịch mũi sau hoặc ngứa mắt, chảy nước mắt.

Đối với người lớn

Những bệnh viêm đường hô hấp xảy ra ở trẻ em cũng bắt gặp ở người lớn như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi. Bên cạnh đó, viêm xoang cũng là một loại bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện ở người lớn. 

Các bệnh viêm đường hô hấp trên có tần suất mắc bệnh ở người lớn thường ít hơn trẻ em do sức đề kháng tốt hơn. Tuy nhiên, một số người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị bệnh có thể thường xuyên mắc viêm đường hô hấp trên, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.

benh-viem-duong-ho-hap-tren-co-tan-suat-mac-o-nguoi-lon-it-hon-tre-em

Bệnh viêm đường hô hấp trên có tần suất mắc ở người lớn ít hơn trẻ em

Điều trị viêm đường hô hấp như thế nào?

Tuỳ vào từng loại viêm đường hô hấp trên mà người bệnh có biện pháp điều trị khác nhau. Biện pháp điều trị viêm đường hô hấp trên có thể sử dụng thuốc và bổ sung thảo dược hỗ trợ. 

Điều trị với thuốc

Tuỳ vào nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên mà người bệnh được bác sĩ kê đơn thuốc khác nhau. Cụ thể:

  • Do virus: Viêm đường hô hấp trên do virus gây ra thường được bác sĩ kê đơn sử dụng loại thuốc làm giảm triệu chứng như thuốc giảm ho, giảm sốt, chống viêm,... 
  • Do vi khuẩn: Ngoài sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng, viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn gây ra thường được dùng thêm kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc xịt mũi, rửa mũi giúp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Đừng quên cung cấp độ ẩm cho mũi bằng cách xông hơi hoặc làm ẩm phòng để tránh tình trạng khô mũi và nghẹt mũi nặng hơn.

Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị viêm đường hô hấp trên mà cần dùng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thể sử dụng một số thuốc dạng dung dịch như siro để làm giảm triệu chứng ho, sốt.

Bổ sung thảo dược

Sử dụng kết hợp thuốc tây y và sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên có thành phần chính Fibrolysin giúp cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp trên nhanh chóng hơn. Thành phần Fibrolysin giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao chức năng phổi, phế quản, từ đó làm phổi của bạn khỏe hơn, cải thiện và phòng ngừa viêm đường hô hấp trên.

fibrolysin-giup-cai-thien-va-phong-ngua-viem-duong-ho-hap-tren

Fibrolysin giúp cải thiện và phòng ngừa viêm đường hô hấp trên 

Không những thế, Fibrolysin còn giúp kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện các triệu chứng đờm, ho, khó thở của bệnh viêm đường hô hấp trên. Ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên như viêm thanh quản, viêm họng. 

Cách chăm sóc người mắc viêm đường hô hấp trên như thế nào?

Người mắc viêm đường hô hấp có thể bị suy giảm sức khoẻ nên cần sự chăm sóc của người thân, đặc biệt là trẻ em. Bên cạnh việc sử dụng thuốc và sản phẩm thảo dược thiên nhiên, người bệnh cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hồi phục sức khoẻ, nâng cao hệ miễn dịch, kiểm soát triệu chứng, từ đó, giúp nhanh khỏi bệnh hơn.

Viêm đường hô hấp trên nên ăn gì?

Người mắc viêm đường hô hấp nên ăn những thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng, cụ thể:

  • Trái cây giàu vitamin: Cam, quýt, kiwi,... giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thực phẩm giàu protein: Thịt bò, thịt lợn, cá và đồ ăn làm từ cá như súp cá, cháo cá,... 
  • Rau xanh: Cải xoong, bông cải xanh,... chứa các chất chống oxy.
  • Sữa và thực phẩm làm từ sữa: Sữa chua, pho mát,... giúp bổ sung dưỡng chất.

Viêm đường hô hấp trên nên kiêng gì?

Người mắc viêm đường hô hấp trên cần kiêng một số thực phẩm làm chậm quá trình hồi phục bệnh. Đó là:

  • Đồ ăn nhanh: Thịt hộp, khoai tây chiên, snacks,...
  • Thực phẩm khô: Bánh mì, bánh quy,...
  • Thực phẩm chua/cay: Ớt, tiêu,...
  • Đồ uống chứa cồn hoặc có ga: Rượu, bia, nước ngọt có ga,...

nguoi-mac-viem-duong-ho-hap-tren-nen-kieng-thuc-pham-kho

Người mắc viêm đường hô hấp trên nên kiêng thực phẩm khô

Biện pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên hiệu quả

Không có biện pháp ngăn ngừa tuyệt đối nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, một số biện pháp sau giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh, cụ thể:

Vệ sinh tốt:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh phòng ốc sạch sẽ để loại bỏ virus, vi khuẩn gây bệnh.

Có lối sống lành mạnh:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Không tiếp xúc gần với những người bị bệnh hoặc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị ốm, có dấu hiệu ho và hắt hơi.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý và chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Tiêm chủng phòng ngừa:

  • Bạn nên tiêm chủng vắc xin phòng cúm mỗi năm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên. Ngoài ra, bạn có thể tiêm vắc xin phế cầu khuẩn để ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, bạn nên thăm hỏi bác sĩ trước khi tiêm phòng, đặc biệt là những người đang mắc bệnh lý mạn tính.

Trên đây là những thông tin tham khảo nhằm mục đích giúp bạn nắm rõ về viêm đường hô hấp trên. Nếu bạn hoặc người thân đang mắc một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên, hãy đi khám bác sĩ và được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính là Fibrolysin giúp quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp trên, xin vui lòng liên hệ để lại thông tin dưới bài viết để được hỗ trợ tư vấn.

Anh Thư

Tài liệu tham khảo

https://www.medicinenet.com/upper_respiratory_infection/article.htm

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/4022-upper-respiratory-infection 

https://www.healthline.com/health/medication-for-lung-inflammation 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.