Bật mí các biện pháp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm tiểu phế quản ở trẻ

Viêm tiểu phế quản là căn bệnh hô hấp thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vậy làm sao để cải thiện hiệu quả tình trạng viêm tiểu phế quản ở trẻ? Để biết thêm thông tin về căn bệnh này và cách cải thiện, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về căn bệnh viêm tiểu phế quản

Tiểu phế quản là một bộ phận của đường dẫn khí, có đường kính < 2mm, mềm (do không có sụn nâng đỡ), đây là một nhánh của phế quản, có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của cơ thể.

Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm và nhiễm trùng lớp niêm mạc đường thở nhỏ (tiểu phế quản), làm giảm khả năng thông khí của phổi, phế quản. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vào mùa thu đông.

Ở các nước Âu - Mỹ, viêm tiểu phế quản được đặc biệt quan tâm vì số ca mắc bệnh đang ngày một gia tăng. Người ta ghi nhận rằng, mỗi đứa trẻ thường bị viêm tiểu phế quản ít nhất một lần trong đời. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra những biến chứng hô hấp nguy hiểm ở trẻ nhỏ như: Tràn khí màng phổi, áp xe phổi và nặng hơn là ung thư phổi. Mặt khác, bệnh còn có khả năng lây lan thành dịch vào cuối mùa thu và đầu đông. Chẳng hạn tại Hoa Kỳ, người ta ước tính có khoảng 120.000 trẻ nhập viện hàng năm vì viêm tiểu phế quản.

Ở Việt Nam: Hiện nay, viêm tiểu phế quản là căn bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Hàng năm, tại Bệnh viện Nhi Đồng I có khoảng 5000 - 6000 trường hợp đến khám tại chuyên khoa hô hấp vì viêm tiểu phế quản. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện (chiếm 40 - 50% các ca bệnh mỗi năm).

>>>Xem thêm: Nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp do hít phải khói thuốc thụ động

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tiểu phế quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản nhưng gần đây các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là do viêm, nhiễm trùng kéo dài (thường là do virus hợp bào) làm cho đường thở dần trở nên tăng sinh, tái cấu trúc. Điều này được giải thích như sau:
Nhiễm trùng kéo dài làm cho các tế bào đường thở trở nên xơ sẹo, thành phế quản bị sưng, phù nề, niêm mạc tăng sinh, tái cấu trúc. Hậu quả là diện tích đường thở bị thu hẹp, trẻ hít vào không đủ O2 và thở ra không hết CO2, khí bị đọng lại bên trong phế nang, kích thích niêm mạc đường thở gây ho kéo dài. Khi đó, niêm mạc phế quản sẽ tăng khả năng nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn, virus, khói bụi,… khiến cho tình trạng viêm tiểu phế quản càng trở nên trầm trọng, gây ho, khó thở kéo dài. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm làm bệnh dễ tái đi, tái lại nhiều lần.

Ngoài ra, các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể được kể đến như:

+ Phấn hoa.

+ Bụi, nấm mốc, vật nuôi, côn trùng.

+ Các chất phụ gia như sulfite.

+ Các tác nhân có liên quan đến hóa chất công nghiệp như chất latex.

>>>Xem thêm: Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Các biểu hiện của căn bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

Khi bị viêm tiểu phế quản, người bệnh nói chung và trẻ nhỏ nói riêng thường có các biểu hiện sau:

- Ho có đờm màu trắng trong hoặc màu xám vàng, xanh diệp lục tùy vào tình trạng bệnh.

- Khó thở ngay cả khi hoạt động bình thường.

- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, sốt, tức ngực.

- Thở khò khè.

- Sốt nhẹ, có khi sốt cao trên 39 độ.

>>>Xem thêm: Viêm phế quản phổi là căn bệnh gì? Yếu tố nguy cơ nào khiến bạn mắc bệnh?

Các biện pháp giúp phòng và cải thiện tình trạng viêm tiểu phế quản

Để phòng và cải thiện tình trạng viêm tiểu phế quản ở trẻ, cần thực hiện các biện pháp sau:

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn gây viêm tiểu phế quản, đồng thời cũng giúp ngôi nhà của bạn trở nên thoáng mát hơn, đỡ ẩm mốc.

Tránh mở quạt thốc thẳng vào người

Buổi sáng trời đang lạnh, trưa và chiều bắt đầu nắng hanh, nhiệt độ tăng đột ngột, khiến nhiều người có thói quen mở quạt số lớn, để thốc thẳng vào trẻ cho mát và ráo mồ hôi.

Thế nhưng đây là một thói quen sai lầm, bởi dùng quạt khi không khí hanh khô sẽ khiến trẻ dễ mắc các căn bệnh hô hấp, đặc biệt là viêm tiểu phế quản. Tốt nhất chỉ nên dùng quạt ở cường độ vừa phải.

Tránh dùng điều hòa ở mức quá thấp

Việc dùng điều hòa để ổn định nhiệt độ là một biện pháp tốt. Tuy nhiên, nếu để nhiệt độ phòng quá thấp sẽ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản.

Do vậy, nhiệt độ chỉ nên chỉnh ở mức phù hợp. Ngoài ra, để không khí được lưu thông, thoáng đãng nên mở cửa phòng khi ngừng sử dụng điều hòa.

Thường xuyên súc miệng

Đừng bỏ qua điều này vì nó sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm tiểu phế quản hiệu quả. Thói quen này giúp sát khuẩn, làm sạch vòm họng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn bên trong đường thở. Nên cho trẻ súc miệng ít nhất 2 - 3 lần/ngày vào mỗi buổi sáng, trưa và tối (sau khi đánh răng) sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Rửa tay thường xuyên, đúng cách, đặc biệt là sau khi chạm vào mũi hay miệng và trước khi chế biến thực phẩm.

- Khi bị bệnh, tốt nhất bạn nên sử dụng khăn giấy dùng một lần để lau khô tay và mặt cho trẻ, không nên dùng khăn vải vì khăn thường không sạch và vi khuẩn vẫn còn trú ngụ ở đó.

- Bên cạnh đó, không nên cho trẻ dùng chung chén, đĩa, dao kéo, dụng cụ nhà bếp với những người khác để tránh lây lan bệnh.

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.