Trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao? Dành 2 phút để xem ngay cách khắc phục!

Trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh khi có con nhỏ gặp phải tình trạng này. Bởi những cơn ho kéo dài thường khiến trẻ mất ngủ, mệt mỏi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần. Để trả lời thắc mắc trên, mời bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm là gì?

Ho nhiều về đêm là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù, ho là phản xạ tốt của cơ thể giúp loại bỏ vi khuẩn, virus, các chất độc hại,... ra khỏi đường thở, tuy nhiên những cơn ho kéo dài, dai dẳng sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi cho trẻ, nhất là khi về đêm. Hiện nay, có rất nhiều yếu tố làm xuất hiện các cơn ho như:

- Vi khuẩn.

- Virus.

- Khói bụi.

- Khói thuốc lá.

- Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi.

Mặc dù, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho nhiều về đêm ở trẻ, tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học cho rằng, tái cấu trúc đường thở là nguyên nhân cốt lõi. Điều này được lý giải như sau: Hàng ngày, có rất nhiều yếu tố gây hại xâm nhập vào đường thở, lâu ngày sẽ tích tụ bên trong hệ hô hấp làm cho phế quản phổi bị viêm, nhiễm trùng. Lúc này sẽ xảy ra hai trường hợp:
- Nếu tác nhân yếu, hệ miễn của trẻ khỏe, tình trạng viêm sẽ diễn ra âm thầm, không có triệu chứng.

- Nếu tác nhân mạnh, hệ miễn dịch của trẻ yếu, các triệu chứng viêm sẽ diễn ra rầm rộ. Lúc này, trẻ thường có biểu hiện: Sốt, ho, khó thở, mệt mỏi,...

Dù là trường hợp nào thì quá trình viêm vẫn diễn ra, lâu ngày khiến cho niêm mạc đường thở bị tổn thương, xơ sẹo, tái cấu trúc. Lúc này, niêm mạc đường thở tăng nhạy cảm với tác nhân có hại như: Vi khuẩn, virus, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi,... làm xuất hiện các cơn ho, nhất là khi về đêm. Mặt khác, tái cấu trúc đường thở cũng làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, khiến các cơn ho dễ tái phát.

>>> Xem thêm: Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, rặm rặm trong cổ họng do viêm phế quản nhờ cách hay này

Ho kéo dài về đêm ở trẻ nhỏ là biểu hiện của bệnh gì?

Ho kéo dài về đêm không chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, tinh thần của trẻ nhỏ mà đây còn là biểu hiện của nhiều bệnh viêm đường hô hấp. Có rất nhiều bệnh hô hấp gây ho kéo dài về đêm ở trẻ như:

Viêm xoang, viêm mũi

Viêm xoang, viêm mũi thường khiến trẻ ho nhiều về đêm và sáng, kèm theo triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi,... Nếu bệnh không được điều trị sẽ gây nhiễm trùng lan rộng dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản,...

Hen suyễn

Trẻ bị ho kéo dài về đêm và sáng sớm có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn. Ngoài ho, khi bị hen, trẻ còn có các triệu chứng mắc kèm như: Khó thở, thở khò khè. Tình trạng bệnh thường trở nên nặng khi:

- Trẻ hít phải không khí lạnh, nhất là về ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp.

- Sau khi trẻ vận động mạnh hoặc tiếp xúc với tác nhân kích ứng như: Lông chó, mèo, nước hoa, bụi bẩn,…

Viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là lúc thời tiết trở lạnh. Khi bị bệnh, trẻ thường có biểu hiện ho khan kéo dài, sau chuyển sang ho có đờm đặc màu xanh hay vàng đục. Ngoài ra, trẻ còn có một số triệu chứng khác như: Khó thở, thở khò khè, mệt mỏi, chán ăn,…

Viêm phổi

Khi bị viêm phổi, trẻ thường có biểu hiện ho đờm đặc quánh đôi khi kèm sốt. Vi khuẩn, virus là nguyên nhân khiến cho đường thở dần trở nên tăng sinh, tái cấu trúc, gây phá hủy các tế bào tiết nhầy khiến trẻ ho khạc đờm kéo dài. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều ngày sẽ làm cho trẻ biếng ăn, cân nặng giảm sút và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.

>>>Xem thêm: Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Trẻ bị ho nhiều về ban đêm phải làm sao?

Trẻ bị ho nhiều về ban đêm phải làm sao là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh khi có con gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng ho ở trẻ mà các bậc cha mẹ nên tham khảo:

- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước ấm và bổ sung sinh tố từ trái cây tươi để làm dịu niêm mạc phổi, phế quản,…

- Hoà tan một ly nước ấm với 2 thìa mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Điều này sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm, từ đó cải thiện tình trạng ho, khó thở kéo dài ở trẻ,… (Lưu ý: Không áp dụng cách này cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể bị ngộ độc với một số hoạt chất trong mật ong).

- Tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết qua bữa ăn hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe toàn trạng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

- Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của trẻ sạch sẽ. Nên sử dụng máy lọc không khí nếu gia đình bạn sinh sống trong môi trường có nhiều khói bụi và hóa chất độc hại.

- Khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 0.9% và đánh răng 2 lần/ngày.

- Tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Không bật điều hoà nhiệt độ dưới 250C và có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để hạn chế niêm mạc họng, phế quản, phổi bị khô, giảm kích ứng.

- Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, nước ngọt có ga, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn hoặc đồ cứng,... vì những đồ ăn, thức uống này thường gây kích thích niêm mạc đường thở, khiến trẻ ho nhiều hơn.

- Nên cho trẻ ăn những thực phẩm lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

>>> Xem thêm: Người bị viêm phổi nên ăn gì để có nhiều lợi ích cho sức khỏe?

box-bpv.webp



Bình luận

  • Lâm Tùng
    Lâm Tùng - Gửi lúc 03:19 26/02/2022
    Xin được bác sĩ tư vấn về sức khỏe ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! Bạn hay người thân đang gặp phải vấn đề sức khỏe như thế nào ạ? Bạn vui lòng chia sẻ để được hỗ trợ ngay nhé
      Chúc bạn sức khỏe!
2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.